Kiến nghị tới Hội đồng Liên bang (chính phủ Thụy Sĩ):
Khám phá và trừ bỏ nguyên nhân gây ra đại dịch Coronavirus!
Ngày 5 tháng 4 năm 2020
Kính gửi các ủy viên Hội đồng Liên bang
Trong những tuần gần đây, Hội đồng Liên bang, với mục đích cứu người, đã áp dụng một số biện pháp cực kỳ quyết liệt để ngăn chặn sự lây lan của virus corona.
Quan sát của chúng tôi là nhiều công dân đang rất lo lắng hoặc thậm chí cảm thấy sợ hãi. Để giúp giảm bớt những nỗi sợ hãi này, chúng tôi đề xuất tập trung nhiều hơn vào các nguyên nhân của cuộc khủng hoảng, hơn là các triệu chứng.
Chúng ta hãy nhìn vào bối cảnh để xác định các nguyên nhân cụ thể đưa đến đại dịch này. Theo khai báo, virus corona được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán ở Trung Quốc. Ca nhiễm Corona đầu tiên xuất hiện đầu tháng 12 năm 2019. Khi các bác sĩ bắt đầu lên tiếng cảnh báo thì họ lại bị chính phủ bịt miệng. Sau đó, Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bưng bít thông tin về sự lan truyền của đại dịch trong vòng sáu tuần. Trong thời gian này virus dể dàng và nhanh chóng lan rộng ra các thành phố và quốc gia khác. Tiếp đó, dân chúng bị quản thúc tại gia. Dong thời, mọi phương tiện truyền thông đều bị kiểm duyệt – bao gồm mạng xã hội. Qua những hành động này, ĐCSTQ một lần nữa bộc lộ ra nỗi sợ hãi cực độ của nó khi đương đầu với sự phê bình cũng như sự thật. Hiện tại, ĐCSTQ đang tuyên truyền để đánh lạc hướng khỏi những thất bại của nó và còn đổ lỗi cho các quốc gia khác về sự bùng phát của virus. Trong khi chính đất nước của mình đang bị suy sụp và người dân đang tuyệt vọng và phẫn nộ với Đảng, Trung Quốc đang đóng vai trò là người trợ giúp và cứu tinh ở nước ngoài. Một chiến thuật cổ đại của cộng sản.
Qua sự bưng bít, dối trá và đàn áp, ĐCSTQ phải gánh trách nhiệm cho sự phát tán toàn cầu của virus và sự thống khổ của người dân vì đại dịch này. Hơn nữa, ĐCSTQ cũng phải chịu trách nhiệm trực tiếp về những thiệt hại kinh tế quốc tế. Vì những lý do này, gọi virus này (như Washington Post) là Virus ĐCSTQ là điều hợp lý. Dựa vào những nguyên nhân này, nhiều quốc gia ngày càng lên tiếng mạnh hơn, buộc ĐCSTQ phải chiụ trách nhiệm trên mặt pháp lý và chính trị để bồi thường cho những thiệt hại nó gây ra.
Nhìn lướt qua các cuốn sách lịch sử, dấu vết máu mà ĐCSTQ gây ra, dần dần được sáng tỏ. Kể từ khi giành quyền lực bằng bạo lực cách đây 70 năm, bạo lực, áp bức, khốn khổ và đấu tranh giai cấp đã làm nổi bật chế độ độc tài Cộng sản ở Trung Quốc. Người dân Trung Quốc đáng thương hầu như bị bắt làm con tin. Vô số tội ác chưa từng thấy nằm trên con đường của đảng này. Một vài ví dụ: Chuyển tiếp Đại nhảy vọt (khoảng 45 triệu người chết), Cách mạng văn hóa (khoảng 20 triệu người chết), cũng như cuộc đàn áp người Uyghur, người Tây Tạng, Kitô hữu và Pháp Luân Công đang vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Việc thu hoạch nội tạng cưỡng bức từ các tù nhân lương tâm còn sống phải được đề cập ở đây, trong phạm vi và sự tàn ác của nó, đại diện cho một cuộc diệt chủng chưa từng thấy trước đây [1]. Tất cả những tội ác này được biết và ghi lại. Dù vậy, những nhà lãnh đạo chính trị và doanh nghiệp vẫn ngồi chung một bàn với những kẻ tội phạm có trách nhiệm. Đồng tiền nhanh chóng được đặt lên trên đạo đức và quyền của con người. Một số người có thể phản đối rằng, người đối thoại và hợp tác kinh doanh với họ không phải là những kẻ giết người hay tội phạm. Để một chế độ độc tài hoạt động, nó không chỉ cần một nhà độc tài ở phía trên, mà cần những sự hỗ trợ khác, như tổ chức đảng, tài chính, công nghệ (ví dụ hệ thống giám sát), cơ sở hạ tầng, tuyên tryền (âm nhạc, văn học, điện ảnh, thể thao, giáo dục, phương tiện truyền thông v.v.). Do đó, kinh doanh và các mối quan hệ, bất kỳ qua hình thức nào, đều phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp để duy trì hệ thống đàn áp và thiếu tự do này. Đây chính là sự đồng lõa của chúng ta.
Một câu tục ngữ của phật giáo nói rằng, “Thiện sẽ được đền đáp với thiện, ác với ác”. Hoặc với lời nói của Leonardo da Vinci, “Ai không trừng phạt sự ác, người đó cho phép nó hành động”. Đây là nguyên tắc phổ biến, cùng là một phần tử của các tôn giáo chân thật vá các văn hóa truyền thống. Pháp luật xã hội vốn được xây dựng trên nguyên tắc đạo đức này. Nhiều quốc gia phương tây rơi vào bẫy mật ong và lời tuyên truyền của chế độ cộng sản, qua đó họ trực tiếp, hoặc gián tiếp bị bẩn tay.
Hơn nữa, một quan sát đáng chú ý là: Những quốc gia có sự thân mật đặc biệt với ĐCSTQ (như Iran, Ý, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ) đều bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi virus corona. Trong nước Đức, tiểu bang NRW ghi nhận ca nhiễm virus cao nhất. Nơi đấy là địa điểm của hơn 1000 công ty Trung Quốc. Ở vùng Bắc Ý, nơi tâm chấn của đại dịch, chỉ trong tỉnh Prato thôi đã có 4000 công ty Trung Quốc đăng nhập, với khoảng 30 000 người dân Trung Quốc định cư. Trái lại, số lượng ca được chẩn đoán nhiễm bệnh ở Đài Loan và Hồng Kông tương đối thấp. Tuy gần Trung Quốc, nhưng họ đứng ra cự tuyệt ĐCSTQ và những thủ đoạn của nó. Đây chỉ là ngẫu nhiên sao? Dường như virus đi theo con đường tơ lụa mới “Một vành đai, Một con đường”…
Do đó, điều quan trọng cần thực hiện là tránh xa Đảng Cộng Sản Trung Quốc, từ chối tất cả những thương vụ đôi khi được ngụy trang khéo léo (như các công ty công nghệ cao, học viện Khổng Tử v.v.) và lên án những tội ác của Đảng. Đã đến lúc phải kết thúc các đối thoại nhân quyền trong bóng tối với Trung Quốc, mà công khai đặt thẳng vấn đề với ĐCSTQ!
Thế giới đã bị sự lừa dối và tuyên truyền của ĐCSTQ làm mê hoặc. Tuy nhiên, những dối trá này ngày càng rõ ràng và trâng tráo, vì thế nó không đoạt được sự tin tưởng nữa. Lâu nay, các nhân dân biểu quyết ở Thụy Sĩ, nhờ qua thông tin, đã nhận thức ra được trò chơi một chiều này. Chúng tôi kêu gọi Hội đồng Liên bang tránh xa Đảng Cộng Sản Trung Quốc một cách rõ ràng và dứt khoát. ĐCSTQ đang trong giai đoạn sụp đổ. Xin các Ngài giúp quốc gia Thụy Sĩ tránh bị cuốn vào dòng nước xoáy này.
Chúng tôi tin rằng, những bước nêu trên là lối thoát ra khỏi khủng hoảng của Virus ĐCSTQ và là phương pháp trừ khử nguồn gốc của đại dịch này.
Chúng tôi kêu gọi Hội đồng Liên bang, vì lợi ích lâu dài của nước Thụy Sĩ chúng ta, đừng chiều theo sự lôi cuốn và những lời hứa không đáng tin cậy của ĐCSTQ. Lợi nhuận ngắn hạn qua hợp tác với tội phạm sẽ mang lại những bất hạnh lâu dài!
Xin chân thành cảm ơn quí vị đã dành thời gian để đọc lá thư này.
Trân trọng
Người dân Thụy Sĩ ký kiến nghị này:
Manu Huwyler, Jan Düblin và Lorenz Amstutz
Thêm thông tin về thu hoạch nội tạng sống ở Trung Quốc:
[1] https://chinatribunal.com/final-judgment-report/
Mọi góp ý, câu hỏi xin liên lạc với:
Lorenz Amstutz, e-mail: appellbundesrat[at]gmx.ch